Nhìn vào con số lợi nhuận cam kết này từ Chủ đầu tư cho thấy BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam đang ở giai đoạn hấp dẫn nhất trong khu vực. Cả hai yếu tố là mức lợi tức và thời gian chi trả đều cao hơn nhiều so với những nơi được xem là “thiên đường nghỉ dưỡng” như Bali (Indonesia) hay Phuket (Thái Lan).
Nhìn vào quy mô thị trường cũng như giá BĐS nghỉ dưỡng ở một số điểm nổi tiếng Phuket, Bali và Sentosa Cove thì những nơi được xem là thiên đường du lịch Việt Nam như Nha Trang, Đà Nẵng và Phú Quốc thì còn kém xa. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của BĐS nghỉ dưỡng ở nước ta lại đang vượt trội hơn cả. Vì sao vậy?
Theo giới chuyên môn nhận định thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam chỉ mới bắt đầu, thậm chí nói như CEO của VinaCapital hay ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC Group thì ở Việt Nam lĩnh vực này mới chỉ trong giai đoạn đầu phát triển, còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.
Còn theo đánh giá của CEO Quỹ đầu tư Vietnam Capital Partners, nhận định về tương tai của BĐS ven biển Việt Nam trong 5 năm tới là vô cùng tiềm năng. Lý do mà Quỹ này đánh giá là nhờ vào yếu tố tăng trưởng GDP và tâm lý sử dụng BĐS cao cấp của người giàu.
Với mức tăng trưởng GDP của Việt Nam hiện nay thì chỉ khoảng 3-5 năm tới, GDP sẽ ngang với mức của Philipine, Maylaysia hay Singapore năm 2014 hoặc đến 2025 tương đương với Thái Lan 2014 – thời điểm mà BĐS nghỉ dưỡng của họ ở độ bùng nổ.
Xu hướng mua bất động sản cao cấp của người dân theo GDP. Nguồn: Vietnam Capital Partners.
Lý giải thêm của Quỹ này, cho thấy người dân thu nhập càng cao thì nhu cầu về BĐS cao cấp của họ không chỉ dừng ở căn nhà để ở mà còn là căn nhà thứ hai để nghỉ dưỡng.
Đó chính là lý do vì sao các “ông lớn” địa ốc Việt hiện nay lại đang dồn sức, nguồn lực tài chính vào các dự án BĐS nghỉ dưỡng ven biển. Trong đó, nổi lên là Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc và sắp tới có khả năng sẽ là những địa điểm mới như Quy Nhơn, Vân Đồn, Hạ Long…
Nguồn: Savills Việt Nam
Chính vì thế, hiện tại nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng đang tăng rất mạnh, và sẽ còn tăng cao trong vòng 3 năm tới. Trong đó, đặc biệt là loại hình mới nổ gần đây là căn hộ khách sạn (condotel) – một hình thức BĐS đầu tư phù hợp với đại đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ với giá trị căn hộ chỉ từ 1 – 3 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với biệt thự ven biển thường từ 10 đến 35 tỷ đồng.
Nguồn: Savills Việt Nam
Một yếu tố khác đang góp phần tạo nên sự hấp dẫn của BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam, đó là sự tăng trưởng của lĩnh vực du lịch. Đây là nguồn cầu sử dụng BĐS nghỉ dưỡng đặc biệt quan trọng để các Chủ đầu tư tính toán đến tình hình hoạt động kinh doanh, công suất phòng của các dự án.
Nguồn: Savills Việt Nam
Từ đó, mới tính toán được mức cam kết lợi nhuận chi trả cho các chủ nhân sở hữu. Đặc biệt, Chính phủ đang khuyến khích ngành công nghiệp không khói này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta trong những năm tới.
Theo nghiên cứu từ Savills, trong 7 năm từ 2010 đến nay ngành du lịch đang có những bước tiết đột phá. Điều này đang hấp dẫn khách du lịch tăng trưởng mạnh ở nước ta. Các con số về lượt khách và chính sách đều cải thiện rất tốt.
Du lịch Việt Nam trong 7 năm qua có sự phát triển và thay đổi vượt bậc. Nguồn: Savills Việt Nam.
Bên cạnh đó, giá bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam so với một số nước trong khu vực vẫn còn dư địa tăng khá lớn. Theo chuyên gia của Savills nhận định, yếu tố quan trọng nhất giúp BĐS nghỉ dưỡng của Việt Nam có sức cạnh tranh trong khu vực là mức giá hợp lý và giá trị sản phẩm tốt.
So với loại bất động sản khác ở các nước trong khu vực thì BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang có tiềm năng tăng trưởng cao nhất. Lấy ví dụ như căn hộ cao cấp ở Bangkok có giá trung bình 4.500-8.000 USD/m2, tại Jakarta khoảng 3.000-4.000 USD cao gấp 2-3 lần tại Tp.HCM và Hà Nội vào khoảng 1.700-2.500 USD/m2.
So sánh của Vietnam Capital Partners cho thấy, giá bất động sản nghỉ dưỡng như căn hộ hướng biển hay villa hướng biển ở Phuket hay Bali cao gấp hàng chục lần so với những nơi như ở Đà Nẵng, Phú Quốc hay Nha Trang ở Việt Nam.
Đây là những yếu tố giúp bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, được dự báo sẽ bùng nổ trong 5 năm tới.
Theo Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét