Giải thưởng danh giá của ngành du lịch
Những tháng đầu năm, truyền thông trong nước liên tục đưa tin về Hội nghị cấp cao APEC tác động mạnh mẽ đến thị trường BĐS Đà Nẵng. Không phủ nhận sức nóng của APEC, tuy nhiên ngoài hội nghị này, Đà Nẵng còn có những ưu thế, những “đặc sản” mà khó có vùng đất nào có được, tác động lâu dài và vững bền với thị trường địa ốc.
Tại Đà Nẵng, ngoài việc đã sở hữu những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, song chính quyền thành phố vẫn rất tích cực tạo ra những điểm nhấn riêng, nổi bật để hút khách du lịch: xây dựng nhiều cây cầu đẹp: cầu Rồng, cầu sông Hàn, xây dựng hình ảnh “mỗi người dân là một đại sứ du lịch” và đặc biệt, đây là thành phố của những lễ hội thu hút hàng triệu du khách.
Cụ thể, trong năm 2016, Đà Nẵng đã vượt qua hơn tám thành phố du lịch truyền thống và nổi tiếng của châu Á là Bangkok, Bắc Kinh, Hồng Kông, Kuala Lumpur, Macau, Seoul, Thượng Hải và Singapore để được xướng tên tại lễ trao giải thưởng World Travel Awards 2016 khu vực châu Á và châu Đại Dương 2016 và được vinh danh là “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á” (Asia’s Leading Festival and Event Destination).
Giải thưởng du lịch Thế giới World Travel Awards (WTA) nhằm vinh danh những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất trong các lĩnh vực lữ hành, du lịch, có tầm ảnh hưởng trong ngành Công nghiệp du lịch.
Từ năm 2008 đến nay, cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng đã đánh dấu sự trưởng thành về “sự kiện” của thành phố Đà Nẵng. Dự kiến năm 2017, chỉ riêng lễ hội này kéo dài trong 2 tháng sẽ thu hút được trên 2 triệu du khách đến với Đà Nẵng, mang đến nguồn thu hàng tỷ USD.
Ngoài lễ hội pháo hoa, trong năm 2017, cùng với nhiều sự kiện quan trọng mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế lớn được tổ chức tại Đà Nẵng như: Cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper Race, Hội chợ Du lịch quốc tế về nghỉ dưỡng biển và M.I.C.E , Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á và không thể không kể đến một sự kiện tầm cỡ sẽ diễn ra trong năm 2017 là Tuần lễ cấp cao APEC (2017) đã đưa cái tên Đà Nẵng ngày càng đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Ngoài yếu tố lễ hội trên thì cảnh quan tuyệt đẹp, người dân thân thiện, hội tụ những công trình kiến trúc đặc trưng, là điểm giao thoa giữa 2 trung tâm du lịch văn hoá lớn nhất Việt Nam: Huế và Hội An cũng là một trong những yếu tố kéo hàng triệu du khách đến với Đà Nẵng.
Đẳng cấp mới của thị trường nghỉ dưỡng
Không chỉ chính quyền nỗ lực đưa Đà Nẵng lên bản đồ quốc tế mà hàng loạt khu nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng cũng nhanh chóng tìm cho mình một lối đi riêng, khác biệt để ghi tên mình trên những bảng vàng danh giá của thế giới.
Nổi bật nhất tại Đà Nẵng phải kể đến khu nghỉ dưỡng 5 sao Naman Retreat của Empire Group. Mặc dù mới đưa vào vận hành, những khu nghỉ dưỡng này đã lần lượt giành được những giải thưởng quốc tế danh giá như: Khu nghỉ dưỡng hàng đầu châu Á, 1 trong 10 khu nghỉ dưỡng đẹp nhất thế giới, khu nghỉ dưỡng có dịch vụ tốt nhất Đà Nẵng.
Đặc biệt, những tháng cuối năm 2016, Empire Group lại tiếp tục công bố tổ hợp giải trí và du lịch Cocobay với tham vọng thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan mỗi năm. Đầu năm 2017, chủ đầu tư này lại tiếp tục công bố tổ hợp “Wellness Condotel” độc đáo tại Việt Nam: Coco Ocean-Spa Resort. Khi hoàn thành dự án được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ và tái tạo năng lượng hàng đầu quốc tế, điểm phải ghé đến của các tín đồ làm đẹp không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới.
Nhờ vị thế quốc tế của Đà Nẵng mà không ít đại gia lớn liên tục rót vốn lập dự án ở đây.
Trước đó, khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort cũng liên tục gặt hái được những giải thưởng danh giá của ngành nghỉ dưỡng.
Tiềm năng du lịch Đà Nẵng càng phát triển, khách du lịch đến Đà Nẵng càng đông, thậm chí tăng trưởng đột biến qua mỗi năm. Đó chính là nguyên nhân khiến các dự án địa ốc đầu tư vào Đà Nẵng đều có tỷ suất lợi nhuận dẫn đầu toàn quốc.
Cụ thể, theo báo cáo mới nhất của Sở Du Lịch Đà Nẵng, khối khách sạn 4-5 sao của Đà Nẵng có tỷ suất khai thác phòng bình quân ở mức 70%, những thời gian cao điểm có thể lên tới trên 90%.
Lấy ví dụ 1 dự án đang được chú ý tại thị trường Đà Nẵng là Coco Ocean-Spa Resort, căn một phòng ngủ có mức đầu tư 1,8 tỷ đồng, giá trung bình khách sạn 4 sao ở Đà Nẵng là 2,8 triệu một đêm, mức lấp đầy bình quân 65% thì doanh thu hàng năm khoảng 637 triệu đồng. Trừ chi phí vận hành, bảo trì và bán hàng, lợi nhuận thu về 400 triệu đồng. Trong đó, khoản lãi mà khách hàng nhận được là 320 triệu đồng, tương đương 17% một năm.
Theo Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét