Tuy con số 611 tỷ đô này chỉ tăng 1,6% so với năm 2017 (601 tỷ đô), nhưng vẫn chiếm tới 44% tổng lượng vốn đầu tư vào bất động sản trên toàn thế giới (1,39 ngàn tỷ đô). Lượng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu – Trung Đông – Châu Phi (EMEA) trong năm 2017 lần lượt chiếm 34% và 22% tổng vốn đầu tư toàn cầu.
Bà Sigrid Zialcita, Tổng Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương của Cushman & Wakefield cho biết: “Các giao dịch ghi nhận được trong phân khúc văn phòng và đất đai đã chấm dứt triển vọng đầu tư vào Châu Á – Thái Bình Dương năm ngoái, với các giao dịch đáng chú ý cho thấy rằng chủ đầu tư vẫn tập trung vào các thị trường cốt lõi, tiếp tục đầu tư mạnh cho các tài sản và các cơ hội đầu tư vào các dự án xây dựng tài sản cốt lõi”.
Trong năm 2016, các chủ đầu tư đổ nhiều tiền nhất ở các thị trường Singapore và Tokyo, trong khi các chủ đầu tư ở Trung Quốc tiếp tục đẩy đầu tư mạnh cho các tài sản ở các thành phố lớn của Trung Quốc và Hong Kong. Các chủ đầu tư Trung Quốc cũng nắm chắc các cơ hội phát triển trong và ngoài lãnh thổ, chiếm hơn 50% giao dịch đất đai kể từ năm 2016.
“Xu hướng đầu tư tích cực ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ tiếp diễn trong năm 2017, với diễn biến kinh tế tốt sẽ càng củng cố tâm lý nhà đầu tư và gia tăng nhu cầu đầu tư vào các tài sản thương mại hiện đại của nhà đầu tư trong nước, đến khu vực và trên toàn cầu. Tuy nhiên, do bối cảnh kinh tế vẫn chưa chắc chắn, đồng nghĩa sự đa dạng hóa danh mục bất động sản trên toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục là chiến lược chủ chốt của mọt số nhà đầu tư, kéo theo sự gia tăng danh mục đầu tư vào các thị trường mới”, bà Sigrid bổ sung thêm.
Trong năm 2017, phân khúc văn phòng cho thuê ở các thị trường chủ chốt như Sydney, Melbourne và Tokyo vẫn được ưa chuộng. Một vài cơ hội đầu tư vào các thị trường mới nổi sẽ được tìm thấy tại Châu Á, đặc biệt nếu các điều kiện kinh tế tiếp tục ổn định và được cải thiện Nhìn chung, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang có vị thế mạnh hơn trước đây với sự phục hồi chung của các nền kinh tế.
Tuy nhiên, các mô hình hoạt động sẽ tiếp tục phân cực do các rủi ro về kinh tế vĩ mô. Sự thay đổi và phân cực về bản chất của chu kỳ tiền tệ và chính sách nới lỏng định lượng sẽ càng khiến cho bất ổn gia tăng. Các nhà đầu tư cần tập trung vào các điều kiện cơ bản cũng như những gì làm nên một thành phố và một tài sản hoạt động gì cho khách thuê ở đó. Do đó, các áp lực hiện tại lên thị trường không chỉ đến từ sự tăng trưởng: đó còn là áp lực tăng giá hoặc tìm kiếm cơ hội ở các vùng đất mới.
“Chu kỳ tiền tệ thay đổi là một động lực bổ sung có thể định nghĩa được bối cảnh đầu tư trong khu vực năm nay. Trọng lượng của các tài sản cốt lõi thu hút vốn đầu tư sẽ không giảm và nhà đầu tư sẽ phải mở rộng hướng tiếp cận và đa dạng hóa chiến lược đầu tư tính đến những cơ hội có thể phản ánh sự thay đổi xu hướng trong nhân khẩu học, công nghệ, tính chuyển động và chức năng đô thị. Các chiến lược đầu tư vào tài sản cốt lõi và đầu tư theo chu kỳ sắp tới sẽ được tín nhiệm do khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã bắt đầu một giai đoạn mới của chu kỳ đầu tư”, bà Zialcita cho biết.
Đánh giá về sức hút của thị trường BĐS Việt Nam đối với các nhà đầu tư, ông Ben Gray, Giám đốc bộ phận Thị trường vốn của Cushman & Wakefield Việt Nam, nhận định: “Năm 2016, thị trường Việt Nam đã ghi nhận các kỷ lục về lượng vốn đầu tư đổ vào thị trường bất động sản do nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào khả năng sinh lời của phân khúc này. Lợi nhuận đó được dẫn dắt bởi các tài sản hiện hữu bắt nguồn từ các thị trường mới nổi với các yếu tố cơ bản vĩ mô mạnh nhất trong khu vực"
"Chúng tôi dự đoán Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục thu hút vốn đầu tư trong năm 2017, cụ thể, lượng vốn FDI cam kết và thực hiện trong quý 1 năm 2017 đã tăng 27% so với năm 2016, đạt 3,4 tỷ đô. Niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường Việt Nam đang tăng, và thị trường này được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư”, ông Ben Gray cho hay.
Theo Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét